614 đường Quang Trung, tổ 7, P. La Khê, Q. Hà Đông, Tp. Hà Nội

0974.117.169

mynghedongdo@gmail.com

ĐỒ THỜ BẰNG ĐỒNG - ĐÚC ĐỒNG QUANG VƯỢNG

Bàn thờ gia tiên được ví như “cầu nối” giữa người âm với dương gian. Thông qua bàn thờ, người dương gửi gắm tình cảm, tâm nguyện với người đã về cõi vĩnh hằng, cầu mong tổ tiên phù hộ, độ trì để họ luôn may mắn và dồi dào tài lộc. Do đó, việc lựa chọn và bài trí đồ thờ bằng đồng đúng vị trí, hợp phong thuỷ đóng vai trò quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên cũng như chứng cho lòng thành của gia chủ.

Bộ đồ thờ bằng đồng

Đồ thờ bằng đồng tăng tính thẩm mỹ cho bàn thờ.

Đồ thờ bằng đồng gồm những vật phẩm gì?

Mỗi vùng miền trên đất nước ta sẽ có cách sắp xếp bàn thờ gia tiên khác nhau. Tuy nhiên, một bộ đồ thờ tiêu chuẩn cần bao gồm những khí cụ cơ bản sau: Bát hương, Lộc bình (lọ hoa), Mâm Bồng (đĩa quả), Lọ hoa, Chén đựng nước, Choé, Đỉnh đồng.

Bát hương

Bát hương khảm ngũ sắc

Theo văn hoá thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, bát hương được coi là nơi ngự của các hương linh, thần thánh, tổ tiên. Bát hương thường được đặt ở chính giữa ban thờ, mặt nhật nguyệt hướng ra ngoài.

Thông thường bàn thờ có 1-3 bát hương: bát hương giữa thờ chung thần linh và thổ địa, bát hương hai bên thờ phụng gia tiên và bà cô ông mãnh. Trước khi đặt ban thờ, gia chủ nên tham khảo ý kiến của các thầy để đặt bát hương chính xác.

Lọ hoa

Lộc bình khảm ngũ sắc

Lọ hoa (Lộc bình) là món không thể thiếu trên bàn thờ, thường được sử dụng để cắm hoa vào dịp lễ tết, ngày rằm hay mồng 1 hằng tháng. Tuỳ kích cỡ ban thờ, gia chủ có thể đặt độc bình hay đôi lọ hoa. Việc dâng hoa lên bàn thờ tổ tiên là hành động bày tỏ tấm lòng thơm thảo, thành kính của con cháu đối với tổ tiên và những người đã khuất.

Ngai chén thờ

Ngai chén thờ bằng đồng

Ngai chén đựng nước thờ là vật dụng phổ biến trong bộ đồ thờ bằng đồng của các gia đình Việt. Chén luôn đựng nước sạch hoặc rượu là sợ dây liên kết tâm linh đặc biệt giữa người dương và người đã khuất.

Choé

Chóe thờ bằng đồng khảm ngũ sắc

Choé đựng nước, muối, gạo – ba vật phẩm đại diện cho nền văn hoá lúa nước Việt Nam. Theo quan niệm của người xưa, gia đình nào dư dả mới có của ăn của để trữ vào hũ. Những chiếc choé mini đựng trên ban thờ thể hiện sự ấm no sung túc của gia chủ.

Trên ban thờ ít nhất nên có 2 choé: 1 đựng muối, 1 đựng gạo. Nước có thể để trong chén cùng với rượu.

Mâm bồng

Mâm bồng khảm ngũ sắc

Mâm bồng dùng để đựng đồ lễ (hoa quả, bánh kẹo) vào ngày tết, ngày rằm hoặc mồng 1 hằng tháng. Số lượng mâm bồng tuỳ vào từng gia đình, có nhà chọn 1 mâm tô để bày ngũ quả dịp tết, 1 mâm nhỏ dùng trong ngày rằm và mồng 1. Nhà khác lại dùng 3 mâm: 1 mâm bày ngũ quả, 1 mâm nhỏ hơn đựng quả phật thủ, 1 mâm bé nhất đựng trầu cau.

Đỉnh đồng

Đỉnh đồng khảm ngũ sắc

Trên ban thờ gia tiên không thể thiếu đỉnh đồng. Đỉnh đồng thờ cúng thường được đúc thủ công từ đồng đỏ nguyên chất hoặc đồng vàng, trên bề mặt có các hoạ tiết cầu kỳ, tinh xảo. Việc lựa chọn đỉnh đồng thờ cúng tuỳ theo văn hóa vùng miền, diện tích ban thờ và điều kiện của gia chủ.

Ngoài những đồ cúng trên, bàn thờ gia tiên còn có một số vật dụng khác như đôi chân nến, hạc thờ, bài vị…

Cách bài trí đồ thờ bằng đồng thờ phụng gia tiên

Việc sắp xếp bàn thờ sao cho hài hoà, đúng phong thuỷ đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại may mắn, bình an và tài lộc cho gia chủ. Cách bài trí đồ thờ bằng đồng theo ngũ hành cần đáp ứng những yếu tố sau:

  • Kim: tương ứng với bộ đồ thờ bằng đồng
  • Mộc: tương ứng với ngai hoặc bàn thờ
  • Thuỷ: tương ứng với choé, chén nước thờ, lộc bình
  • Hỏa: ứng với đèn dầu, nến thờ và nén nhang khi thắp lên
  • Thổ: tương ứng với tro trong bát hương.

Trên đây là những thông tin cần thiết về cách lựa chọn và sắp xếp bộ đồ thờ gia tiên bằng đồng trên ban thờ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn!

Xem thêm

Hotline

0974.117.169

Kết nối

Đăng ký nhận thông tin