Tìm hiểu về đỉnh thất lân vờn cầu
Như quý vị cũng đã biết về đỉnh đồng thờ cúng, nhưng có thể nói đỉnh tròn, đỉnh thất lân vờn cầu vẫn còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Đỉnh thất lân vờn cầu thờ cúng, đỉnh tròn, hay đỉnh tam nghê... là tên gọi mà nhiều người đặt cho sản phẩm này, đỉnh hình tròn có 7 con lân xung quanh, 3 con đỡ thân đỉnh, 3 con vờn vào thành đỉnh và 1 con ngồi trên nắp đỉnh.
Đỉnh thất lân vờn cầu họa tiết Vinh Quy Bái Tổ
Bức tranh Vinh Quy Bái Tổ trên thân đỉnh thất lân vờn cầu
Vinh Quy Bái Tổ được khắc họa trên thân đỉnh thất lân vờn cầu, đây là bức tranh dân gian gần gũi và quen thuộc với hình ảnh vị tân trạng nguyên đội mũ ô sa trên lưng ngựa, với cờ lọng tung bay, người đánh chiêng trống, đoàn quân lính theo sau tiến vào trong làng nhắc nhở những người con đi học, đi làm xa quê hương khi thành danh phải luôn nhớ về quê cha đất tổ, nơi sinh ra và trường thành của mình.
Hình ảnh Vinh Quy Bái Tổ quá quen thuộc, có trong ca dao, văn học.. được phác họa qua những bức tranh, được làm bằng đồng tranh phong thủy treo tường, biểu tượng của sự may mắn và thành đạt.
Bức tranh Trúc Lâm Thất Hiền trên thân đỉnh cầu
Bức tranh phong thủy Trúc Lâm Thất Hiền được khắc họa trên thân đỉnh thất lân vờn cầu
- Trúc Lâm Thất hiền là bức tranh với ý nghĩa cảnh vẽ đề cao cuộc sống phong lưu lãng mạn. Trúc Lâm Thất Hiền là thành ngữ dùng để chỉ bảy người hiền sinh sống vào khoảng cuối đời nhà Ngụy, đầu nhà Tấn ở bên Trung Quốc ngày xưa, vào thời gian giữa những năm 200 - 300 sau Tây Lịch.
- Bảy người hiền đó là các ông: Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Sơn Đào, Hướng Tú, Vương Nhung, Nguyễn Hàm. Đây đều là những người có tài nổi tiếng thời đó, không những tài mà đức hạnh của các ông cũng được mọi người kính nể.
- Hàm ý bức tranh Trúc Lâm Thất Hiền: Giỏi văn thơ, uống rượu để quên đời, ngông cuồng, ngạo mạn để che mắt triều đình. Họ chỉ trích Khổng Giáo, đề cao Lão Tử, Trang Tử. Tư tưởng và cách sống của họ tạo nên một trường phái lãng mạn gọi là Phong Lưu.
- Đây cũng là hình ảnh quý được lưu truyền thiên cổ
Bức tranh Văn Vương Cầu Hiền trên thân đỉnh thất lân vờn cầu
Lại một bức tranh thiên cổ về ý nghĩa trọng dụng hiền tài " Hiền tài là nguyên khí Quốc Gia" được khắc họa chi tiết trên thân đỉnh thất lân vờn cầu.
Văn Vương Cầu hiền là câu chuyện có thật của vua Văn Vương tức Chu Công Đán, vị vua đầu tiên của đời nhà Chu (thời Xuân Thu- thế kỷ 12 trước Công Nguyên) ở Trung Quốc khi dựng lên nghiệp lớn, lên ngôi vua gọi là Chu Văn Vương.
Vị vua anh minh này cần người hiền tài như khát nước, cứ nghe nói ở đâu có người hiền là ông tìm bằng được đến nơi cầu kiến. Nghe ở vùng sông Vị có một người kỳ tài, học rộng tài cao, rất muốn ra giúp nước nhưng nhiều người ghen ghét không dùng. Ông chán cảnh đời ra bờ sông ngồi câu cá, ngồi lâu đến mức hòn đá ông ngồi và chỗ để để chân đã mòn lõm xuống.
Năm ấy ông đã trên tám mươi tuổi, người câu cá đó là ông Lã Vọng. Cảm ân đức của vua Văn Vương, không chê mình già, mời ra giúp nước. Lã Vọng đã hết lòng tham mưu phò tá nên đã giúp cho vua Văn Vương dựng nghiệp Nhà Chu được bền vững. Triều đại nhà Chu tồn tại được trên tám trăm năm và là một triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc (từ TK 12 TCN đến năm 256 TCN).
Trải qua hơn 3000 năm lịch sử, điển tích nổi tiếng này vẫn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian bởi ý nghĩa cầu Hiền Tài vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự cho đến tận ngày nay.
Bức tranh phong thủy giàu giá trị nhân đạo, nhân văn, truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm được nghệ nhân làng nghề đúc đồng Đại Bái khắc họa lên đầy sinh động. Mỗi một tích, một bức tranh đều mang một ý nghĩa riêng, khi khách đến chơi nhà trông thấy đỉnh thất lân vờn cầu được bày ở phòng khách sẽ biết được sự thịnh vượng của gia chủ và một phần tâm ý của người bày, nếu khách có kiến thức về các tích đó cũng có thể cùng gia chủ bàn luận để tăng thêm sự cởi mở, một điều mà người xưa hay làm nhất là trong những dịp trà dư tửu hậu.
>> Xem thêm mẫu đỉnh thất lân vờn cầu khác